Trước nay, nhiều người vẫn hiểu sơn gỗ an toàn là dòng sơn không chứa các chất độc hại, đồng thời vẫn đảm bảo được những tính năng về bảo vệ và làm đẹp cho các sản phẩm gỗ. Điều này không sai. Nhưng trên thực tế, có một góc nhìn khác nhận diện chân thật và sâu sắc hơn về khái niệm “sơn gỗ an toàn”.
Nội dung
1. Góc nhìn 360o về an toàn sức khỏe
Ai cũng hiểu rằng các chất độc hại có trong sơn (VOCs, kim loại nặng…) sẽ gây hại rất lớn đến sức khỏe của con người. Nhưng cụ thể, nó gây hại như thế nào?
1.1 Không chỉ về thể chất
Khi sơn độc hại được phun ra hoặc khô đi và bay hơi, chúng sẽ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người, bao gồm các bệnh về mắt – mũi – họng, dị ứng ngoài da, ảnh hưởng hệ thần kinh, thậm chí lâu dài có thể phát triển thành ung thư nhiều cấp độ.
Nhưng không chỉ vậy, sơn gỗ “không an toàn” còn gây ra những hệ lụy về mặt tinh thần. Những tác động gây hại từ sơn (mùi khó chịu, cơ thể yếu dần, lo lắng về sức khỏe) sẽ khiến những người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan chịu những áp lực, căng thẳng vô hình. Có người có thể vượt qua, nhưng cũng có người không thể hồi phục và càng ngày sức khỏe tinh thần càng giảm sút trầm trọng.
Vì thế, khái niệm “sơn gỗ an toàn” ngày nay không chỉ đơn giản gói gọn trong việc loại bỏ và ngăn ngừa các chất độc hại, mà hơn thế nữa, phải gây dựng niềm tin, sự an tâm cho những người sử dụng.
Niềm tin, sự an tâm này được gây dựng bằng 04 yếu tố chính: thương hiệu uy tín, tiêu chuẩn kiểm định, dịch vụ hậu mãi và cách thức truyền thông vì sức khỏe.
1.2 Không chỉ với thợ sơn
Thợ sơn là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất của sơn không an toàn, khi cuộc sống làm việc, mưu sinh không thể rời bỏ khỏi bụi sơn.
Nhưng ngoài thợ sơn, còn có rất nhiều đối tượng khác đều có thể chịu ảnh hưởng về sức khỏe khi tiếp xúc với sơn hoặc bề mặt thành phần được phủ bằng sơn không an toàn. Có thể kể đến là:
+ Công nhân tại các nhà máy sản xuất sơn với thiết bị, máy móc không đạt tiêu chuẩn an toàn.
+ Người dùng sản phẩm được phủ sơn độc hại.
+ Những người dân, người vô tình tiếp xúc, thậm chí là động vật xung quanh khu vực có các xưởng phun sơn hoạt động.
+ Người thân của những thợ sơn, ngày đêm bất an với sức khỏe của người chồng, người con mỗi khi đi làm về.
Có thể thấy, sơn gỗ an toàn không thể chỉ là một cách hiểu nhằm đơn hướng nhằm vào một đối tượng cụ thể, mà cần nhắm đến một số đông, nhóm người rộng lớn hơn, đến từng gia đình và xã hội.
2. Những vấn đề về an toàn môi trường
Sơn gỗ an toàn không chỉ đơn thuần là sử dụng nguyên liệu không độc hại, hay giảm thải hoặc loại bỏ lượng VOCs bay hơi trong không khí. Đó là một phần, nhưng không phải tất cả.
+ Ít hơn, mang lại nhiều hơn
Các dòng sơn gỗ an toàn cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, làm sao để: Chỉ cần sử dụng ít sơn, ít dung môi có hại, nhưng mang lại kết quả hoàn thiện tốt hơn cho bề mặt. Đó là cách giảm bớt tài nguyên tiêu hao và hạn chế sự phát thải ra môi trường.
+ Cải thiện chất lượng không khí
Các dòng sơn gốc nước hiện đại đang đóng góp không hề nhỏ cho bầu không khí trong lành. Với dung môi cơ bản từ nước và lượng VOCs giảm đến gần bằng 0, các dòng sơn gốc nước hoàn toàn đại diện cho xu hướng sơn gỗ an toàn trong tương lai sắp tới.
+ Vật liệu, bao bì tái chế
Những lon sơn, thùng sơn chứa sơn an toàn cũng cần phải là loại vật liệu an toàn, cũng như có khả năng tái chế nhằm hạn chế tối đa việc xả rác thải tới thiên nhiên.
+ Nâng tuổi thọ gỗ, giảm thiểu chặt cây
Khả năng bảo vệ bề mặt gỗ của sơn là một trong những yếu tố quan trọng giúp các sản phẩm đồ nội thất, ngoại thất có tuổi thọ sử dụng lâu hơn, ít phải thay thế hơn. Từ đó, cây, rừng sẽ hạn chế bị chặt bỏ để làm đồ gỗ, nguồn cung oxy và chống lũ, xói mòn sẽ ngày càng được đảm bảo.
Với mục tiêu tái nhận diện khái niệm sơn gỗ an toàn, G8 Green cam kết thực thi định hướng nhân văn trên từng sản phẩm, trở thành sự lựa chọn uy tín của nhiều khách hàng trên toàn quốc. Những ứng dụng chính của G8 Green: sản phẩm nội thất, ngoại thất gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ chơi cho trẻ em, hàng xuất khẩu quốc tế.
Thương hiệu G8 Green nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt các tiêu chuẩn kiểm định theo hệ thống tiêu chuẩn châu Âu (REACH, EN, ASTM) và IKEA (ISO- MATT 0066 , ISO – MATT- 0010, ISO – MATT 0002).
Nguồn: g8paint.vn