“Không có gỗ xấu, chỉ có gỗ chưa được xử lý hoàn thiện.” Mỗi loại gỗ có đặc tính khác nhau, không phải phương pháp xử lý bề mặt nào cũng có thể áp dụng. Vì vậy, vai trò người thợ sơn là vô cùng quan trọng trong việc tạo ra thành phẩm cuối cùng.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về một số quy trình xử lý bề mặt gỗ tự nhiên, đặc biệt là gỗ ghim sâu.
Nội dung
1. Các đặc tính của gỗ
Không giống như các vật liệu khác, gỗ có nhiều chủng loại và nhiều đặc tính khác nhau về: mật độ, độ bền, độ ổn định và độ hút ẩm.
Mật độ và độ bền
Hầu hết, gỗ cứng có độ bền lâu hơn và mật độ cao hơn, ít lỗ rỗng và độ bám dính sơn kém. Gỗ mềm có độ bền và mật độ thấp, lỗ rỗng lớn, độ bám sơn tốt nên thích hợp cho việc sơn hơn.
Độ ổn định
Độ ổn định (về kích thước) chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ hút ẩm và tốc độ giãn nở, co ngót. Gỗ mềm có độ ổn định kích thước tốt hơn.
Độ hút ẩm
Độ thấm hút ẩm của gỗ và sơn khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí. Về cơ bản, độ thấm ẩm của bề mặt gỗ lớn hơn các chất liệu phổ biến khác. Nếu không được xử lý đúng cách thì hơi ẩm sẽ xâm nhập vào và làm cho gỗ bị ăn mòn. Với bề mặt gỗ có độ hút ẩm mạnh, khi xả nhám khó làm bề mặt đồng đều, làm gia tặng lượng sơn lót cần thiết.
2. Mục đích và ý nghĩa của việc xử lý bề mặt gỗ
Ông cha ta thường bảo: “Mộc 3 sơn 7”, ý nói đến tầm quan trọng của việc thi công hoàn thiện bề mặt gỗ. Trong quá trình hoàn thiện, xử lý bề mặt trước khi sơn là chìa khóa quan trọng nhất. Nếu lớp nền không được xử lý tốt thì dù chất lượng sơn tốt đến đâu, kỹ thuật sơn cao đến đâu thì hiệu quả hoàn thiện cũng không được như mong muốn.
Mục đích chính của việc xử lý bề mặt gỗ là để có được bề mặt mịn, đều màu, vân gỗ rõ ràng và đẹp. Tình trạng bề mặt của gỗ không chỉ ảnh hưởng đến hình thức của màng sơn mà còn ảnh hưởng đến độ cứng và bền của màng sơn. Nó cũng ảnh hưởng đến tốc độ khô của sơn và lượng sơn tiêu thụ.
Xử lý bề mặt gỗ bao gồm hai nhiệm vụ chính:
– Một là xử lý các khuyết tật của bề mặt gỗ như ghim sâu, lỗ đinh, sẹo, vết nứt,… Phân biệt các khuyết tật tự nhiên và các khuyết tật gây ra trong quá trình gia công.
– Hai là làm sạch bề mặt gỗ như nhựa, bột màu, keo, bụi bẩn và các ô nhiễm khác.
Như vậy, xử lý bề mặt gỗ là làm mịn và làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn, rồi từ đó mới xử lý màu nền gỗ (bằng cách phương pháp lót, bả lau…). Trên cơ sở đó sơn phủ mới có được màng sơn như ý.
3. Cách thức xử lý bề mặt gỗ
3.1. Kiểm soát độ ẩm
Độ ẩm là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn nhất đến độ bám dính của sơn trên bề mặt gỗ. Nếu để gỗ ngoài trời qua đêm hoặc sau mưa trước khi sơn, độ ẩm sẽ tăng lên, không phù hợp để sơn.
Phương pháp sấy gỗ thường sử dụng phương pháp sấy khô tự nhiên (bay hơi tự nhiên, gió thổi, nắng) hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
3.2. Xử lý khuyết tật gỗ
Nhựa chảy ra có thể được lau sạch bằng axit hoặc dung môi. Tất cả các vết nứt, ghim sâu, lỗ đinh,… cần phải được lấp đầy.
Lưu ý: Đối với những bề mặt gỗ ghim sâu, những phương pháp thông thường như lót NC, lót pha bả bột tự chế … có độ lấp ghim thấp (lót NC khoảng 5 – 10 µm, lót pha bột khoảng khoảng 30 – 50 µm).
Cách tốt nhất để lấp ghim với gỗ tự nhiên ghim sâu là sử dụng bả lau G8:
– Bả lau có thể lấp ghim đến 60 – 80 µm, tức bằng 2 lớp lót PU thông thường
– Nhanh khô (30 phút xả nhám tơi)
– Hiệu quả và kinh tế, áp dụng được nhiều phương pháp thi công.
Xem chi tiết về Bả lau G8.
3.3. Làm sạch bám bẩn trên bề mặt gỗ
Gỗ thường dính một ít dầu trong quá trình chế biến/ chế tác, đặc biệt là các vết keo nối mộng, các mối ghép của gỗ mỏng trang trí bằng keo dán bề mặt, các mép ván lạng ép đùn. Nếu không loại bỏ các vết keo này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ đồng đều của màu sơn hoàn thiện, độ đóng rắn và bám dính của lớp sơn phủ.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các sản phẩm hoặc bộ phận bằng gỗ trắng sẽ có rất nhiều bụi bám trên bề mặt, khi chà nhám bằng giấy nhám cũng sẽ tích tụ một lượng lớn các mảnh vụn mài mòn. Tất cả các vệt bẩn này sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của màng sơn và độ trong của vân gỗ, đặc biệt là các vết nứt và lỗ của bột bả cần được cạo sạch bụi và mài mòn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của bột trét .
Bạn có thể lau bụi và mài mòn trên bề mặt gỗ bằng khăn ẩm, thổi khí nén và dùng chổi quét. Ngoài ra, bạn chà nhám. Nếu bụi, cát không rơi ra, có thể làm sạch bề mặt bằng máy bào mịn. Keo và dầu mỡ trên bề mặt gỗ có thể được làm sạch bằng nước xà phòng nóng, nước kiềm, hoặc lau bằng ethanol, xăng hoặc các loại dung môi khác.
3.4. Loại bỏ nhựa thông
Hầu hết gỗ mềm (gỗ lá kim) có chứa nhựa thông. Sự hiện diện của chúng sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính và độ đồng đều màu của lớp phủ. Khi gặp nhiệt độ cao, nhựa thông sẽ tràn ra khỏi gỗ, khiến lớp phủ bị ảnh hưởng.
Phương pháp phổ biến để loại bỏ nhựa thông là làm sạch bằng dung môi hữu cơ, chẳng hạn như cồn, nhựa thông, xăng, toluen và axeton, v.v., hoặc làm sạch bằng kiềm, chẳng hạn như dung dịch natri cacbonat 5 – 6% hoặc dung dịch xút 4 – 5%. Sau đó bạn chà bằng bàn chải hoặc miếng bọt biển nhúng vào nước nóng. Sau khi bề mặt sạch, quét lớp lót/ sơn khô nhanh lên phần đã làm sạch để ngăn nhựa thông chảy ra ngoài.
3.5. Tẩy trắng
Nhiều loại gỗ có chứa sắc tố tự nhiên, chẳng hạn như gỗ dâu tằm và gỗ đàn hương đỏ có sắc tố vàng, tím và đỏ. Đôi khi các sắc tố của gỗ cần được giữ lại để làm đẹp và trang trí. Nếu gỗ được sơn màu sáng hoặc sơn bất kỳ màu nào không liên quan đến màu nguyên liệu ban đầu thì bề mặt của gỗ cần được tẩy trắng.
Bạn có thể tẩy trắng bằng dung dịch chuyên dụng. Nếu tẩy trắng toàn bộ bề mặt, có thể phủ dung dịch lên bề mặt gỗ, sau đó lau sạch bằng khăn ẩm sạch. Nếu tẩy trắng từng phần, để nâng cao hiệu quả tẩy trắng, có thể ngâm một sợi bông sạch trong dung dịch tẩy và ép lên phần được tẩy trắng.
Xem thêm: Bả lau G8 – Lấp ghim thay thế lót NC
3.6. Tạo màu nền
Để bề mặt gỗ có vân, tim đẹp và màu sắc đồng đều, cần áp dụng các chất liệu tạo màu nền Glaze.
Phương pháp glaze tạo màu nền tốt nhất hiện nay là sử dụng bả lau G8, vừa lấp ghim, tạo màu nền cho gỗ và tim gỗ nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên của sản phẩm.
– Gỗ sáng màu như sồi, tần bì… sử dụng bả lau không màu. Lăn hoặc quét bả lau ướt bề mặt, rồi dùng khăn mềm lau xoáy tròn đều. Loại bỏ phần dư. Sau 30 phút xả nhám (giấy hạt #240 – 320).
– Gỗ trầm màu như óc chó, xoan đào, lim… sử dụng bả lau màu (với màu nền tương ứng như óc chó, hương, cánh gián, nâu, nâu gụ, hạt dẻ). Làm tương tự như trên nhưng không cần xả nhám, sau 20-30 phút thực hiện phun lót.
Trên đây là một số phương pháp xử lý bề mặt gỗ phổ biến. Để được tư vấn chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ hotline 1900.59.99.88.
Nguồn: g8paint.vn