Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ quý có giá thành từ thấp đến cao. Tuy nhiên, làm thế nào chúng ta có thể phân biệt và biết được chúng khác nhau như thế nào?
Nội dung
1. Trước tiên, gỗ là gì?
Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: Xenluloza (40 – 50%), Hemixenluloza (15 – 25%), Lignin (15 – 30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.
2. Tại sao gỗ quý luôn là gỗ lõi?
Gỗ lõi của cây là do gỗ dác hình thành nên. Trong gỗ, thành phần các chất hữu cơ tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, còn các tế bào được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa nên sẽ chứa các chất thải, chất bã của cây, thường nằm ở bên ngoài vòng cây. Ở trong ruột gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ dác.
Ngược lại với phần gỗ lõi, gỗ dác chính là phần “thức ăn” hấp dẫn mối, mọt. Vậy trong ván sàn nói riêng hay nội thất gỗ nói chung, gỗ dác là điều cấm kị trong chọn gỗ. Độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ dác và nó đảm nhận vai trò chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của sản phẩm gỗ.
Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ dác. Đặc điểm này khiến chúng ta phẩn biệt một cách dễ dàng gỗ lõi và gỗ dác do chúng có hai màu sắc gần như phân biệt hoàn toàn với nhau.
3. Phân biệt một số loại gỗ quý?
3.1 Gỗ Sưa
Gỗ Sưa hay còn được gọi là Trắc Thối, Huê Mộc Vàng, Huỳnh (Hoàng) Đàn. Có tất cả 3 loại gỗ Sưa là Sưa trắng, Sưa đỏ và Sưa đen. Trong đó, Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ. Còn lại, loại Gỗ Sưa màu đen được gọi là “tuyệt gỗ” – bởi loại gỗ này rất hiếm thấy.
Đặc điểm nhận biết của gỗ Sưa là vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Gỗ Sưa thường có màu đỏ hoặc màu vàng, có vân rất đẹp. Đặc biệt, gỗ Sưa có mùi thơm mát thoang thoảng như hương trầm. Khi đốt, tàn có màu trắng đục. Gỗ Sưa có vân gỗ ở 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ ở 2 mặt.
3.2 Gỗ Cẩm
Gỗ Cẩm là một loại gỗ quý thường được dùng để đóng đồ đạc cao cấp. Trên thị trường có nhiều loại gỗ Cẩm: Ví dụ như Cẩm Lai là loại gỗ Cẩm thông dụng nhất trên thị trường, gỗ có màu nâu hồng, có vân đen, cứng, thớ mịn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ đánh bóng. Ưu điểm của gỗ Cẩm Lai là vân gỗ đẹp, giữ màu sắc rất tốt với thời gian.
Ngoài ra còn có gỗ Cẩm Thị – được biết đến với giá trị cao nhất, thậm chí còn cao hơn cả gỗ Mun, trong khi gỗ Cẩm Lai thường chỉ có mức giá tương đương với gỗ Mun hoặc nhỉnh hơn một chút.
Những sản phẩm được hoàn thiện bằng gỗ Cẩm Thị ở thị trường Việt Nam thường sở hữu rất nhiều vân. Vân của gỗ Cẩm Thị to và nét hơn vân của gỗ Mun. Ngoài ra, độ tương phản đen trắng giũa vân và gỗ cũng rất rõ ràng. Cũng bởi đặc điểm này mà gỗ Cẩm Thị thường được ưa chuộng hơn gỗ Mun trong thị trường sản xuất đồ gỗ cao cấp.
Tuy nhiên, đã là gỗ Cẩm thì loại nào cũng được giới chuyên gia đánh giá rất tốt bởi đặc tính đanh chắc, nặng và ít nứt vỡ. Vì vậy gỗ Cẩm thường được ứng dụng để sản xuất đồ nội thất và làm tượng.
3.3 Gỗ Trắc
Gỗ Trắc có 3 loại là Trắc vàng, Trắc đỏ và Trắc đen với giá trị tăng dần. Gỗ Trắc có những đặc điểm nhận biết rất dễ dàng: Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng. Chính bởi những đặc tính này mà gỗ Trắc rất bền, ít bị mối mọt và cong vênh. Đặc biệt, khi được đánh bóng hoặc chà nhám, gỗ Trắc sẽ trở nên rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu tự nhiên.
3.4 Gỗ Lim
Gỗ Lim là loại gỗ cứng, chắc và nặng, không bị mối mọt, có màu hơi nâu đến nâu thẫm và khả năng chịu lực rất tốt. Chính vì vậy, gỗ Lim thường được ứng dụng để đóng các vật dụng như giường, tủ.
Gỗ Lim có đặc điểm nhận biết là vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ chuyển dần sang màu đen.
3.5 Gỗ Hương
Đặc trưng nổi bật nhất của gỗ Hương là loại gỗ này có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ Hương sẽ chuyển sang màu nâu hồng khi được đưa vào sử dụng theo thời gian. Ngoài ra, gỗ Hương còn sở hữu lớp vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của gỗ Hương là rất cứng và rắn chắc.
Tuỳ vào tính chất của từng vùng miền mà gỗ Hương có nhiều tên gọi khác nhau như: Hương Đá, Hương Nghệ, Hương Vàng, Hương xoan, Hương vườn.
Đặc điểm nhật biết của gỗ Hương là thanh gỗ rất khô và cứng cáp, có mùi thơm đặc trưng rất khó nhầm lẫn với loại gỗ khác. Một cách nhận biết khác, đó là khi ngâm gỗ Hương vào nước, thì nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng trong sang màu xanh nước chè.
3.6 Gỗ Căm Xe
Khi mới khai thác, gỗ Căm Xe thường có màu vàng đỏ, sau đó chuyển dần sang màu đỏ thẫm do chất nhựa của cây căm xe thấm từ trong ra làm cho gỗ xẫm màu xuống. Lượng nhựa tích dần và thẩm thấu làm cho gỗ căm xe nhìn vào có màu đỏ thẫm. Phần vân có mầu sẫm nhạt xen kẽ, thớ gỗ mịn.
Gỗ căm xe rất nặng và bền, thường được ứng dụng trong sản xuất nội thất cao cấp và đặc biệt được ưa chuộng tại thị trường miền Nam.
3.7 Bí quyết gìn giữ vẻ đẹp trường tồn cho gỗ quý
Mỗi sản phẩm gỗ tự nhiên hay gỗ quý với lớp vân đẹp mắt luôn cần một lớp sơn phủ đảm bảo nhằm tránh những tổn thất không đáng có như mối mọt, ẩm mốc, và có thể tổn tại lên đến hàng trăm năm trong nội thất. Do vậy, việc lựa chọn sơn gỗ cao cấp, vừa để bảo vệ vẻ đẹp trường tồn của gỗ quý, lại bảo vệ được đồ gỗ khỏi những tác nhân có hại từ thời tiết là vô cùng quan trọng.
Đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí đó chính là Sơn gỗ cao cấp G8 Platinum – sản phẩm sơn gỗ hàng đầu trên thị trường, chuyên dụng cho đồ gỗ trang trí trong nhà và ngoài trời. Sơn gỗ cao cấp G8 Platinum là giải pháp tối ưu để bảo tồn chất lượng sản phẩm. Đối với những sản phẩm gỗ quý, Sơn gỗ cao cấp G8 Platinum hệ sơn PU trong nhà và ngoài trời đã được nghiên cứu và nâng cấp các công năng để tối ưu độ bền đẹp, không ngả ố, độ bám dính cao, chống nấm mốc… đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về chất lượng và thẩm mỹ của người sử dụng.
Hệ sơn PU trong nhà và ngoài trời của thương hiệu Sơn gỗ cao cấp G8 Platinum đặc biệt phù hợp với tất cả mọi loại vật liệu gỗ quý tại Việt Nam. Đồng thời cũng giúp bảo vệ sản phẩm gỗ trước những điều kiện khí hậu khắc nghiệt của môi trường.
Nguồn: g8paint.vn