Những tiêu chuẩn an toàn Quốc Tế được áp dụng trên Sơn gỗ gốc nước G8 Green
Sơn gỗ gốc nước G8 Green tự hào là nhãn hiệu sơn đầu nghành tiên phong được công nhận và cấp những chứng chỉ an toàn cho sử dụng và xuất nhập khẩu bởi những cơ quan đánh giá hàng đầu tại Châu Âu.
Ông Nguyễn Văn Tuân, PTGĐ R&D Công ty CP Sao Việt Nam cho biết Sơn gỗ gốc nước G8 Green đã được gửi đến các trung tâm kiểm thử hàng đầu thế giới, thực hiện những bài kiểm tra khắt khe nhất với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn cao của châu Âu.
Hiện nay, việc nghiên cứu và sản xuất sơn gốc nước – sơn chứa ít các chất hữu cơ bay hơi (VOC) và ít hàm lượng kim loại, thân thiện với môi trường và con người đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước chú trọng phát triển.
Trong khi đó tại Việt Nam, một trong những cái tên đi đầu là Công ty CP Sao Việt Nam – doanh nghiệp có đến 10 năm kinh nghiệm trong ngành sơn gỗ này đã nghiên cứu sản xuất Sơn gỗ gốc nước theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại để tạo ra dòng sơn G8 Green với thành phần tự nhiên với nồng độ VOC cực kỳ thấp (VOC ~ 0).
Vậy trước khi trình làng với thị trường, Sơn gỗ gốc nước đã phải trải qua những bài thử nghiệm khắt khe nào?
Tiêu chuẩn Reach – SVHCs
REACH là cụm từ viết tắt cho: Registration (đăng ký), Evaluation (đánh giá), Authorization (cấp phép), Restriction (hạn chế). Tiêu chuẩn này ra đời ở Liên minh Châu Âu EU, liên quan đến các thủ tục đăng ký, đánh giá, cho phép và hạn chế sử dụng các loại hóa chất. Mục đích của Tiêu chuẩn REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức độ rất cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất trong hỗn hợp sơn.
Tại Việt Nam, REACH là một tiêu chuẩn khá phức tạp và ít được công nhận trên các sản phẩm nội địa, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất. Theo REACH, các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng hóa chất phải đảm bảo các hóa chất đó không gây hại cho con người và môi trường.
Tại các nước Châu Âu, hầu hết các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp, công nghệ thông tin, liên quan đến tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất thơm trong nến, sơn… đều buộc phải được tiến hành kiểm nghiệm với những tiêu chuẩn của Reach.
Tại nước ngoài, các sản phẩm đồ gỗ được hoàn thiện bằng lớp sơn phủ hoá chất tuân thủ các quy định của REACH đã và đang rất được tin dùng và ưa chuộng. Trong đó, SVHCs là đánh giá về nồng độ chất cần quan tâm đặc biệt đã đạt đúng theo quy định.
Tiêu chuẩn EN 71 – 3
Tiêu chuẩn châu Âu EN 71 quy định cụ thể các yêu cầu an toàn cho sơn gỗ. Theo đó, tiêu chuẩn EN 71-3 được thiết lập để đánh giá sự di chuyển của một số hóa chất vào cơ thể nếu có một liều lượng sơn gỗ hoặc các thành phần của một món đồ gỗ được nuốt bởi một người.
Tiêu chuẩn Châu Âu đánh giá sự di chuyển của các nguyên tố này bằng cách nhúng nguyên liệu sơn gỗ vào một dung dịch axit tương tự như chất axit trong dạ dày trong hai giờ. Sau thời gian này, axit được đo phân tích để xem các hóa chất như chì, cadmium, thủy ngân và các chất khác được liệt kê dưới đây có hiện diện hay không. Nếu có mặt, điều này có nghĩa là chúng đã ‘di cư’ từ dung dịch sơn sang axit và như vậy điều này phản ánh một mối nguy hiểm tiềm ẩn cho con người.
Trong năm 2013 tiêu chuẩn đã được sửa đổi hoàn toàn, số lượng các yếu tố cần đáp ứng tăng từ 8 lên 19, với các ba loại cấp độ giới hạn khác nhau tương ứng với các loại đồ gỗ khác nhau, và G8 Green sau khi được kiểm nghiệm kỹ lưỡng đã hoàn toàn vượt qua những bài thử nghiệm và đạt được những tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn ASTM F963
ASTM là Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ viết tắt là ASTM (American Society for Testing and Materials). Những tiêu chuẩn mà ASTM Hoa Kỳ đưa ra được quốc tế thừa nhận, và hiện có 12.575 tiêu chuẩn ASTM được đồng thuận như vậy hoạt động trên toàn cầu.
Trong đó, F963 của ASTM là một tiêu chuản an toàn mà tất cả các đồ dùng hằng ngày từ gỗ được bán ở Hoa Kỳ đều đáp ứng được. Tại Mỹ, đó là một phần của Đạo luật Cải thiện An toàn Sản phẩm tiêu dùng năm 2008 (CPSIA). Đặc biệt là đối với đồ chơi trẻ em từ gỗ, tiêu chuẩn ASTM F963 là yêu cầu bắt buộc, điều này được ban hành thành Luật pháp tại Mỹ và được Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng (CPSC) nghiên cứu và ủng hộ.
Tiêu chuẩn xuất khẩu của IKEA
IKEA là một hãng sản xuất đồ nội thất khổng lồ đến từ Thuỵ Điển. Ở Việt Nam IKEA chỉ đặt nhà máy mà không bán sản phẩm nên có thể một số bạn sẽ không biết tới họ. Sản phẩm của IKEA rất được ưa chuộng trên toàn Thế Giới, đặc biệt là Châu Âu. Tất nhiên, để chiếm được số lượng thị phần khổng lồ trên Thế Giới nói chung và các nước Châu Âu nói riêng, IKEA đã đặt ra những tiêu chuẩn nhập khẩu và xuất khẩu rất khắt khe về hàm lượng các chất hoá học trong lớp sơn phủ – không chỉ cần bền đẹp, chúng còn cần phải an toàn với người sử dụng.
Thành quả của IKEA sau khi áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe như vậy chính là một loạt kỳ tích về doanh số, như “cứ mỗi 10 giây trôi qua lại có một kệ sách Billy của IKEA được bán ra”, “Mỗi năm, những cuốn catalog giới thiệu sản phẩm của IKEA được in ra còn nhiều hơn số lượng bản sao kinh thánh”, “Chỉ riêng IKEA sử dụng khoảng 1% lượng gỗ toàn thế giới mỗi năm” hay “Cứ 10 người châu Âu thì chắc chắn đang có ít nhất 1 người ngủ trên những chiếc giường của IKEA”.
Và Sơn gỗ gốc nước G8 Green tự hào rằng đã được chứng nhận đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu và xuất khẩu khắt khe của IKEA.