Dung môi là phần bay hơi hết trong quá trình màng sơn khô, do vậy nhiều tương tác cơ hoá có ảnh hưởng đến màng sơn khô
1. Dung môi khô nhanh quá
– Dung môi khô nhanh quá (bay hơi nhanh) sẽ trực tiếp gây ra hoặc ảnh hưởng đến các hiện tượng: màng sơn khô bị ám bụi sơn, bề mặt không đồng nhất về độ bóng, màu sắc (loang sơn), phủ sơn bóng PU dễ nổi rôm bọt khi thời tiết nóng, dễ nhăn, cam mặt giảm độ bóng. Khi có các tác nhân độ ẩm, màng sơn sẽ đục.
2. Dung môi tái chế
– Dung môi tái chế (giá thành rẻ, được phân tách tái sử dụng từ các nguồn dung môi công nghiệp đã thải lọai, chứa nhiều kim loại độc hại nguy hiểm): Sản phẩm gây ô nhiễm độc hại cho môi trường sống, nhận diện rất đơn giản là sản phẩm sơn hoàn thiện lâu bay hết mùi hoặc không thể bay hết mùi. Độ bóng màng sơn bị ảnh hưởng, giảm độ bền vốn có.
3. Dung môi phân cực cao
– Dung môi phân cực cao (chứa nhiều gốc alcohol mạch ngắn như methanol, hàm lượng nước cao): làm màng sơn không đạt độ trong vốn có, dễ đục (mốc sương).
– Giải pháp sử dụng hiệu quả nhất là sử dụng đồng bộ theo hệ thống sản phẩm, nhà sản xuất chỉ định. Lưu ý với dung môi dùng cho sơn phủ không dùng các nhóm dung môi rẻ (chỉ sử dụng pha sơn lót) làm dung môi pha sơn phủ hoàn thiện.
Vậy nên, để tối ưu chất lượng sản phẩm, người thợ sơn nên sử dụng đồng bộ sản phẩm của Sơn gỗ cao cấp G8 Paint và G8 Platinum.