Ngày nay, các nhà tiêu dùng thông minh đã và đang dành nhiều sự ưu ái hơn cho những sản phẩm xanh – công nghệ sạch. Một lớp sơn phủ hoàn thiện bề mặt vừa đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, thân thiện với sức khỏe và môi trường đã trở thành xu hướng sử dụng sơn hàng đầu hiện nay.
Nội dung
1. Xu hướng “sơn xanh”
Trên thế giới, xu hướng sơn an toàn và thân thiện với môi trường đã trở nên phổ biến. Nhu cầu của người tiêu dùng cùng với những áp lực điều tiết của chính phủ các nước về vấn đề bảo vệ môi trường đã thúc đẩy sự ra đời của các loại phụ gia mới cũng như công nghệ chế tạo tiến bộ của dòng “sơn xanh”.
Tiêu chuẩn xanh của sơn được đánh giá bằng hàm lượng Formaldehyd và VOC (tên gọi tắt của Volatile organic compounds – Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Dung môi trong sơn truyền thống thường chứa hàm lượng hợp chất VOC cao, khi con người hít vào dễ sinh ra bệnh tật. Sơn có lượng VOC thấp sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí môi trường, đảm bảo sức khỏe của người sử dụng.
Vì vậy, sơn được gọi là sơn xanh khi có hàm lượng VOC thấp (low-VOC), tức nhỏ hơn 50g/l sơn. Thậm chí, nhiều quốc gia còn quy định hàm lượng VOC trong sơn xanh cần đạt gần bằng không (zero-VOC) với tỉ lệ nhỏ hơn 5g/l sơn.
Sơn xanh hay sơn sạch chủ yếu là các loại sơn gốc nước (latex), acrylic, và sơn sữa. Các đặc tính có lợi của loại sơn này bao gồm:
– Mùi nhẹ dịu
– Sạch không khí
– An toàn công nghệ
– Độ bền cực kỳ tốt
– Đặc biệt lớp sơn phủ có thể dễ dàng lau chùi, tẩy rửa.
Hiện nay, với những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường hội nhập thế giới cũng như Việt Nam, các nhà tiêu dùng, nhà phân phối, doanh nghiệp hàng đầu đều đang hướng tới những sản phẩm xanh, không chỉ đẹp, bền mà còn phải an toàn và thân thiện với người sử dụng. Xu hướng sử dụng sơn sạch, đặc biệt là sơn gốc nước để hoàn thiện bề mặt sản phẩm là quá trình tất yếu không thể cưỡng lại.
2. Sơn gốc nước – Tương lai của ngành sơn gỗ
Việt Nam là một trong những quốc gia có thế mạnh lớn về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất, cũng như mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, sơn mài… Đặc biệt, ngành xuất khẩu đồ gỗ đã và đang có những tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn nước ta hội nhập sâu rộng với thế giới.
Tuy nhiên, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng gắt gao. Trong đó, tiêu chuẩn được chú trọng nhất là tiêu chuẩn chất lượng về an toàn sức khỏe – bảo vệ môi trường – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đối với thị trường lớn như Hoa Kỳ và Châu Âu, sơn sử dụng trên sản phẩm phải đạt chứng nhận kiểm định của SGS theo những yêu cầu nghiêm ngặt. Đây là là chìa khóa vàng để doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội vươn ra thị trường thế giới.
Nhận biết được nhu cầu này, công nghệ sản xuất sơn gỗ gốc nước được ra đời và ứng dụng rộng rãi, với nhiều ưu điểm vượt trội so với hệ sơn dung môi truyền thống. Sơn gỗ gốc nước được sản xuất từ các loại vật liệu tự nhiên, chứa hàm lượng nhựa thấp và giảm thiểu đến gần bằng không các hợp chất VOC và Formaldehyd. Có thể nói, sử dụng sơn gỗ gốc nước không chỉ là hướng đi chung của thế giới nhằm chung tay bảo vệ môi trường, mà còn là xu hướng tất yếu của thị trường kinh doanh trong và ngoài nước.
Hiện thị trường sơn sạch ở Việt Nam vẫn còn khá mới. Một trong số các nhãn hiệu sơn tiên phong trong lĩnh vực này có thể kể đến là G8 Green.
3. G8 Green – Công nghệ sơn xanh
Sơn gỗ gốc nước G8 Green là hệ sơn an toàn cho sức khỏe, sạch cho môi trường. G8 Green được nhiều chuyên gia sơn xanh đánh giá cao bởi 05 đặc tính nổi trội so với các loại sơn khác:
– Hàm lượng VOC thấp, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của các thị trường khó tính
– Không mùi, không độc tố
– Màng sơn co giãn tốt, chống nứt hiệu quả
– Độ bám dính, độ phủ cao, màng sơn nhanh khô
– Chống nấm mốc, Tanin nhựa
Sơn G8 Green có thể ứng dụng trên hầu hết các sản phẩm: đồ gỗ trong nhà và ngoài trời, đồ sơn mài, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ … Chính bởi những ưu điểm có được, nhiều doanh nghiệp, làng nghề, thợ công đã và đang tin dùng sơn G8 Green để tăng tính thẩm mỹ và tạo độ bền cho bề mặt các sản phẩm của mình.
Nguồn: g8paint.vn