Cuộc trò chuyện ngắn với anh Bùi Văn Dinh – người thợ sơn gỗ với 10 năm kinh nghiệm tại Thạch Thất sẽ khiến chúng ta hiểu hơn về những điều mà thường sẽ không ai để ý đến.
Trên thực tế, chẳng mấy ai nhắc tới những người thợ sơn gỗ mỗi khi bắt gặp và xuýt xoa trước một món đồ gỗ đẹp? Chúng ta hay nhắc tới những người làm mộc đã cẩn thận lựa chọn gỗ thịt ra sao, mất bao nhiêu thời gian để so sánh gỗ này với gỗ khác nhưng lại quên mất vai trò của người thợ sơn gỗ – một tư vấn viên thực thụ, dày dặn kinh nghiệm.
Ở Việt Nam, không kể đến các những người chơi và sành đồ gỗ lâu năm thì chuyện chọn gỗ, lựa chọn sơn gỗ, kiểu cách hoàn thiện hay thậm chí là thi công như thế nào cũng đều có sự tham vấn của người thợ sơn gỗ. Thợ sơn gỗ ở Việt Nam có lúc là một kiến trúc sư không chuyên, lúc lại là người triển khai công việc đầy tính kế hoạch, logic. Họ trở thành một người bạn, người đồng hành, người tư vấn.
Tuy đã có hơn 10 năm trong nghề, nhưng anh Dinh vẫn luôn nhận mình là dân “nghiệp dư”
“Thực ra thì tôi có biết gì đâu. Mình có bí quyết, kinh nghiệm gì thì cứ lấy ra như là tâm tình của mình để nói với khách hàng. Mình muốn một bộ bàn ghế, cái giường cái tủ nó đẹp như thế nào thì làm y như thế cho khách. Còn mấy kiến thức khoa học khó hiểu quá, chắc không hơp với tôi” – anh Bùi Văn Dinh chia sẻ.
Đối với một món đồ gỗ đẹp, lớp sơn phủ bên ngoài chính là điểm tạo ấn tượng đầu tiên đối với bất cứ người sử dụng nào. Lớp sơn đó sẽ được tuỳ biến và hoàn thiện sao cho phù hợp với thẩm mỹ và yêu cầu của gia chủ, và người thợ sơn gỗ chính là người chịu trách nhiệm hoàn thiện lớp “áo” cho gỗ như vậy. Vậy nghề sơn gỗ có phải là một công việc dễ dàng mà ai cũng có thể làm được?
Để làm rõ điều này, Phòng truyền thông của Công ty CP Sao Việt Nam đã ghé thăm nơi làm việc của anh Bùi Văn Dinh – một người thợ sơn dày dặn kinh nghiệm tại Thạch Thất, chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện rất thủ vị với người đàn ông đã gần tới tuổi trung tuần này.
Nội dung
- Xin chào anh Bùi Văn Dinh, anh bắt đầu mối cơ duyên với nghề thợ sơn được bao lâu rồi?
- Thạch Thất có phải là nơi đầu tiên mà anh bắt đầu sự nghiệp không?
- Tại sao anh lại chọn Thạch Thất để làm nơi an cư lạc nghiệp mà không phải là một làng nghề gỗ nào khác tại Việt Nam?
- Vậy qua hơn 10 năm làm nghề tại Thạch Thất, anh đánh giá như thế nào về thị trường sản xuất đồ gỗ nội thất tại đây?
- Anh Dinh có đánh giá như thế nào về chất lượng sản phẩm đồ gỗ nội thất tại Thạch Thất?
- Theo anh Dinh, những khách hàng của thị trường Thạch Thất hiện tại đang chuộng những loại gỗ nào nhất?
- Vậy ngoài chất liệu gỗ, những khách hàng của anh thường có những yêu cầu nào khắt khe về sản phẩm?
- Trước yêu cầu đó, anh thấy cần tập trung vào những quy trình nào trong qúa trình hoàn thiện sản phẩm để đáp được yêu cầu của khách hàng?
- Vậy đối với nhu cầu của khách hàng hầu hết đều là gỗ Sồi Nga, gỗ Hương hay gỗ Đinh Hương, mà muốn làm ra một sản phẩm “đẹp không tì vết” như vậy thì anh thường tin dùng loại sơn nào?
- Rất cảm ơn anh vì buổi trò chuyện thú vị này! Xin chúc anh một sức khoẻ thật dồi dào để giữ mãi lửa với nghề gỗ!
Xin chào anh Bùi Văn Dinh, anh bắt đầu mối cơ duyên với nghề thợ sơn được bao lâu rồi?
Tôi bén duyên với cái nghề này từ năm 2008, đến bây giờ thì cũng đã được hơn 10 năm rồi!
Thạch Thất có phải là nơi đầu tiên mà anh bắt đầu sự nghiệp không?
Không, nếu là khởi nghiệp thì tôi bắt đầu từ năm 2002 tại Sài Gòn, cho đến những năm 2008 tôi mới bước chân vào làng nghề Hữu Bằng ở mảnh đất Thạch Thất này, bắt đầu từ năm ấy tôi cũng bắt đầu tập trung vào nghành nội thất và nghành sơn. Sau đó cũng may mắn cho tôi, là chính lúc này tôi đã lấy vợ, sinh con và quyết định sinh sống tại đây luôn.
Tại sao anh lại chọn Thạch Thất để làm nơi an cư lạc nghiệp mà không phải là một làng nghề gỗ nào khác tại Việt Nam?
Đó chỉ là duyên số của tôi thôi chứ tôi cũng không có chọn! Chân ướt chân ráo về đây, tôi cũng chỉ biết đi khắp nơi để xin việc làm thôi, nhưng cũng có lẽ là có duyên với nơi này, với cái làng nghề này (Cười).
Vậy qua hơn 10 năm làm nghề tại Thạch Thất, anh đánh giá như thế nào về thị trường sản xuất đồ gỗ nội thất tại đây?
Nghành nghề sản xuất đồ gỗ ở đây đã và vẫn đang phát triển rất mạnh, sản phẩm tại đây được phân phối đi rất nhiều nơi, phải nói là khắp nơi. Hầu như sản phẩm của làng nghề của chúng tôi được phân bổ đi khắp Bắc – Trung – Nam!
Anh Dinh có đánh giá như thế nào về chất lượng sản phẩm đồ gỗ nội thất tại Thạch Thất?
Nếu so với những thị trường khác đang cạnh tranh thì lợi thế của làng nghề Hữu Bằng là giá thành rất hợp lý và chất lượng đảm bảo. Tôi đã vào Sài Gòn tham khảo và biết được là giá sản phẩm ở thị trường miền Nam là rất cao! Một bộ sản phẩm như bàn ghế, tủ hay giường có thể chênh lệch với sản phẩm cùng loại tại đây lên đến 5 hoặc 7 triệu đồng.
Ở đây, với hơn 3 triệu đồng, bạn có thể mua được cho mình một bộ bàn ghế gỗ phổ thông rất đẹp rồi. Nhưng với cùng số tiền đó nếu ở trong Sài Gòn thì lại rất khó.
Theo anh Dinh, những khách hàng của thị trường Thạch Thất hiện tại đang chuộng những loại gỗ nào nhất?
Thị trường này thì rất đa hệ và có rất nhiều các mặt hàng phổ thông: Từ gỗ công nghiệp MDF, gỗ ván ép, gỗ dán cho đến các loại gỗ cao cấp hơn như gỗ sồi nga, gỗ hương, gỗ đinh hương, gỗ căm xe, gỗ tần bì. Nhưng loại đang có thị phần cao và được ưa chuộng nhất ở đây đang là gỗ sồi nga, sau đó thì đến gỗ đinh hương, tiếp theo là gỗ hương xám. Nhìn chung, đó là xu hướng hiện tại và trong tương lai!
Vậy ngoài chất liệu gỗ, những khách hàng của anh thường có những yêu cầu nào khắt khe về sản phẩm?
Tất nhiên rồi, để họ bỏ tiền ra mua sản phẩm của mình thì họ luôn có những yêu cầu theo quan điểm của họ. Quan trọng nhất vẫn là phải đẹp, bởi vì hình thức là tiêu chí đầu tiên mà họ có thể thấy và cảm nhận bằng mắt mà.
Trước yêu cầu đó, anh thấy cần tập trung vào những quy trình nào trong qúa trình hoàn thiện sản phẩm để đáp được yêu cầu của khách hàng?
Trước hết phải là khâu mộc, tất cả mọi thứ như “keo, đinh, vít” là phải chắc chắn đã. Sau đó là đến khâu chà nhám hay còn gọi là “làm nguội” cũng cần phải sạch sẽ và đẹp, có nghĩa là những vết “sẹo” trên bề mặt gỗ cần phải được xử lý thật đẹp, đẹp nhất có thể.
Sau đó, sơn phủ chính là bước quan trọng nhất để tạo ra một sản phẩm hoàn mỹ. Cái này thì cũng giống như con người chúng ta vậy thôi, nếu muốn đẹp thì phải mặc lên một bộ quần áo thật tươm tất, không tì vết. Thì cái giường, cái tủ hay một bộ bàn ghế cũng vậy, sơn phủ vẫn là giai đoạn quan trọng nhất để tôn lên cái đẹp của đồ gỗ, đây là bước mà không thể làm qua loa được, làm qua loa là hỏng ngay!
Vậy đối với nhu cầu của khách hàng hầu hết đều là gỗ Sồi Nga, gỗ Hương hay gỗ Đinh Hương, mà muốn làm ra một sản phẩm “đẹp không tì vết” như vậy thì anh thường tin dùng loại sơn nào?
Ở làng nghề này thì người ta dùng nhiều loại sơn lắm. Nhưng thật sự, thương hiệu sơn mà tôi tin dùng từ lúc mới vào nghề cho đến nay là G8 và G8 Platinum – dòng sơn này rất ổn định và chất lượng, đạt được những yêu cầu khắt khe từ khách hàng hiện nay! Và từ ngày tôi dùng sơn của nhãn hiệu G8, cũng không có khách hàng nào phàn nàn về chất lượng bề mặt của sản phẩm cả, tôi cũng vì thế mà nhàn hơn rất nhiều!
Rất cảm ơn anh vì buổi trò chuyện thú vị này! Xin chúc anh một sức khoẻ thật dồi dào để giữ mãi lửa với nghề gỗ!
Nguồn: g8paint.vn